Bài 11: Bây giờ có rất nhiều người Muốn và Thích đi tu theo Phật pháp

Hiện nay có nhiều người không có Chân Tu mà Muốn và Thích đi tu hoặc dọa người thân là sẽ đi tu: Có nhiều người phá sản đi tu, thất tình đi tu, chán đời đi tu, không đỗ đại học được cũng đi tu, vợ bỏ hay chồng bỏ cũng đi tu, không lấy được nhau cũng đi tu, nghèo quá cũng đi tu, thấy các thầy tăng có nhiều người cung phụng tiền và có xe đẹp cũng đi tu ... Như vậy cửa của Chùa là nơi gì đây, là nơi chứa toàn những “con người” thất bại ở cuộc đời, hoặc là nơi để cho những kẻ lợi dụng để kiếm tiền vào ban ngày và rồi buổi tối lại cởi bỏ áo nâu để trở thành dân chơi đầu trọc.

Tại sao lại đặt tiêu đề là “Bây giờ có nhiều muốn Thích và Muốn đi tu theo Phật pháp”. Vì đi tu là những người có Duyên với Phật và là Con nhà Phật, kiếp trước đã tu rồi, kiếp này tu tiếp. Hoặc kiếp trước nợ nên kiếp này tu để  trả nợ...

Rất nhiều người đi tu có mục đích hoặc phải làm theo nhiệm vụ. Thì những người đó đâu phải vì đạo hay vì giải nghiệp, hoặc vì sự giác ngộ hay vì độ sinh.

Những người đi tu vì mục đích cá nhân sẽ làm suy vong Chánh Pháp, tự tạo nghiệp sâu dày cho bản thân, dễ trở thành Tăng thượng mạn, rồi liên quan đến Quyền Lực trong Giáo hội thì trở thành Quan Tăng...

Ý nghĩa của việc xuất gia: Không nên nói về cái lợi và cũng không nên nói về công đức của việc xuất gia. Tại sao? Bởi vì không có lợi, không có công đức mới xuất gia. Bởi vì xuất gia thuộc về pháp vô vi. Mà pháp vô vi không có lợi và không có công đức.

Luận về xuất gia là không kia, không đây. Không có cái giữa. Rời sáu mươi hai thứ kiến chấp mà ở chỗ Niết bàn. Là việc của người trí cảm nhận, bậc thánh thường hành. Hàng phục các ma. Cứu độ ngũ đạo. Thanh tịnh ngũ nhãn. Thành tựu ngũ lực. Làm sạch ngũ căn. Không não hại người. Xa lìa xấu ác. Dẹp các ngoại đạo. Vượt khỏi các giả danh. Ra khỏi bùn lầy phiền não. Không có người buộc. Không có ngã sở hữu. Không có cái sở thọ. Lòng không khát vọng. Giữ ý an vui. Thuận theo thiền định. Xa rời các lỗi lầm. Nếu được như thế mới chính là chân xuất gia.

Tu là gì? Tôi sẽ nói chuyên sâu theo Minh triết nhà phật ở chuyên mục khác. Bài này tôi phân tích theo khía cạnh Đạo trong Đời sống hiện nay:

Tu là tự sửa mình: ngày xưa các cụ đã có câu Tu sửa Nhà ở hay Tôn tạo tu sửa. Có người nói tôi theo Thầy nọ và ở Đạo tràng kia, đọc kinh này và tụng trú kia, nhưng nói chỉ để khoe cái ngã mạn. Rồi lời ăn tiếng nói và hành xử trong cuộc sống chẳng “hòa nhã - vui vẻ - hòa đồng – thân thiện” hơn, nói năng chẳng thuyết phục hơn trên tinh thần của đạo lý. Thì hỏi tu cái gì đây

Tu là trả nghiệp: ít ai sống ở trần gian mà không có nghiệp, trừ những người xuống trần gian làm nhiệm vụ thì tu cũng là hoàn thành tốt nhiệm vụ. Có nhiều thầy đồng có khả năng xem bói, là do phải dùng khả năng đó giúp bách gia trăm họ để trả  nghiệp, đó cũng là nhiệm vụ phải thực hiện mà tâm linh giao phó, nhưng cứ nghĩ là được lộc và tận thu, cho nên chỉ một thời gian ngắn là mất khả năng và gánh nghiệp càng nặng. Có nhiều người ra trình đồng mở phủ là để tu thân tại gia và ngày ngày hầu trà nước các ngài ở điện tại gia, rồi cứ nghĩ mình mở điện là có thể lôi kéo người này người kia đến điện nhà mình cúng lễ, để xin nọ xin kia; rồi lại trở thành thầy cúng. Đi cúng thì vong theo về, chúng về đông mà không cúng cho ăn đầy đủ thì nó quấy phá. Nghiệp thân chưa trả xong lại đi chuốc thêm nghiệp nhà người ta.

Tu là làm việc Tâm đức: giúp đỡ kẻ trong cơn khốn cùng, giúp kẻ trong cơn hoạn nạn và bệnh tật...

Tu là báo hiếu Tổ tiên Ông bà bố mẹ, làm tròn bổn phận và Đạo làm Con làm Chồng làm vợ. Nếu ơn nghĩa sinh thành và dưỡng dục mà không báo đáp, bất hiếu cha mẹ thì thờ cúng vô ích, dù có thờ ai đi chăng nữa. Dù theo đạo nào mà Đạo Làm Người cũng bỏ thì chắc là đắc đạo “không làm người”, làm con trong gia đình không trọn đạo thì làm sao làm con nhà Phật được. Gia tiên không thờ và Đạo bản địa không trọn mà tu đạo cao hơn mà đắc được sao.

Như vậy tu đâu có nghĩa là phải vào Chùa mới là tu, Đạo Phật dạy thứ nhất tu tại gia, Đạo bản Địa của chúng ta dạy “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”

- Dù là người nông dân cũng phải Tu và hành sử cho đúng Đạo, không được dùng hóa chất độc hại để nuôi và trồng, chỉ vì lợi nhuận mà sẵn sàng bán những thứ còn độc hại ra thị trường, như vậy thì hại không biết bao người. Như vậy người đó có đi đóng tiền xây bao nhiêu Chùa và Đền cũng vô ích, có làm từ thiện bao nhiêu cũng không bù lại được việc làm thất đức.

- Làm người kinh doanh cũng phải tu sửa bản thân, người kinh doanh có quyền mua 1 bán 3 cũng không sao, nhưng không được bán hàng giả - hàng độc hại, nếu biết là hàng đểu mà cố tình buôn bán thì dù có tiền tỉ làm việc Tâm Đức cũng chẳng bù được phần nghiệp do tự mình gây ra

- Nếu làm Quan thì tròn bổn phận với Quốc gia: Giúp cho dân giàu, làm cho nước mạnh thì phúc tăng, còn làm hại dân hại nước thì nghiệp bản thân gánh lại làm cho dòng họ mất phúc. Chúng ta thấy ở trên báo, bao nhiêu kẻ gây án oan, kẻ thì bị tai nạn chết, kẻ thì bị ung thư, kẻ thì gia đình ly tán... Khi đi lễ xin chức, hãy xin như sau: nếu con có căn mệnh và đủ tài, trong cơ trời vận nước này, nếu con trúng cử, con xin phát nguyện trước các Ngài, con xin thề làm cho dân giàu nước mạnh, con sẽ không là tham quan; rồi đứng trước ban thờ dòng họ tộc khấn: con xin không làm hổ danh dòng họ nếu ra làm quan, con thề không làm hại dân hại nước. Con xin các Ngài phù hộ cho con khỏe mạnh, trí tuệ sáng suốt, để con làm việc giúp cho Quốc gia cường thịnh. Đó là tu theo con đường làm quan.

Đạo Phật là của cả Thế Giới, có sức lan tỏa và người người ở các Quốc Gia đều theo, ở Việt Nam cũng thế. Đạo Phật dạy người ta Minh Triết, đi đến sự giải thoát và giác ngộ, người trần cũng như người âm. Thế nên ở Việt Nam các Cụ nhà ta rất uyên bác khi kết hợp Đạo Bản Địa và Đạo Phật. Nhưng rất nhiều người chúng ta không biết Đạo Bản Địa là gì, cứ theo Phật Pháp mà quên cả Gia Tiên. Hỏi đến Phật Pháp thì biết vài điều để ra vẻ, nhưng hỏi về Đạo Gốc của Dân Tộc thì chẳng biết gì. Có người còn nói theo Đạo Phật là cao nhất rồi, thì không cần biết Đạo nào nữa. Như vậy là phủ nhận gốc tích của mình, Đạo Gốc của mình chưa biết, không tìm hiểu và học hỏi, đã chạy theo cái cao siêu hơn.

Xin giải thích một chút, tất cả các Tôn Giáo đều có chữ Đạo để đặt: Đạo Phật, Đạo Thiên Chúa, Đạo Tin Lành, Đạo Hồi... Ở trần gian thì tất cả các Quốc Gia đều lấy chữ Luật để điều hành và phân định đúng sai. Tâm Linh lấy chữ Đạo làm thước đo và trần gian lấy chữ Luật làm thước đo. Nếu có người bảo tôi làm việc cho Liên Hợp Quốc hay Tổ chức phi chính phủ hay Interpol (Cảnh sát Hình sự Quốc tế), thì người đó không cần biết và tuân thủ luật pháp Việt Nam hay sao. Dù bạn là người của tổ chức nào đi chăng nữa, khi phạm luật ở Việt Nam thì vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Như vậy dù bạn theo Đạo nào thì vẫn phải Trọn với Đạo Bản Địa của Việt Nam. Đức Phật dạy Tu đâu không bằng tu tại gia, bạn không trọn đạo tại gia mà đến cửa Phật thì cũng vô ích mà thôi, bạn không đóng thuế cho xã phường mà lên Trung ương nộp hồ sơ cũng không ai nhận.

Nếu các bạn đọc bài này của Hoàng Trà, tôi mong các bạn tự tìm được câu trả lời Đạo Bản Địa là gì, đạo gốc của tổ tiên ta là gì. Các bạn hãy đi hỏi giúp tôi các Thầy Tăng, các Thầy Từ, các Vị Tu Hành là “Đạo gốc của Nước Việt Nam là gì”. Dù bạn đang theo đạo nào và Thờ cúng Ngài nào đi chăng nữa, hãy nhớ đất có thổ công và mình có tổ tông, đừng quên thờ Thổ công và Gia tiên

Đừng để mất gốc, Đạo Phật như toán cao cấp của thế giới, nhưng trước khi ra thế giới hãy học toán trong nước cho thật giỏi. Tuy nhiên, Đạo Phật là minh triết của minh triết, cho nên chúng ta có thể tu song hành, tu theo tinh thần Đạo Phật, hành theo Đạo Bản Địa của chúng ta, cho trọn vẹn hai chữ “Tu Hành”

Trên đây là chia sẻ của KTS Hoàng Trà trên Con đường Tầm Đạo, xin được các Bậc Chân Sư và Đạo Sư chỉ dạy. Mong các bạn chia sẻ đường link nguyên bản, chứ không được sao chép, lại thành tam sao thất bản.

Nguyên sơn -
Tôi đồng ý với bài viết của thầy
Điền thông tin để bình luận
Họ tên: *
Mã của bạn: *
  • bowtiesmilelaughingblushsmileyrelaxedsmirk
    heart_eyeskissing_heartkissing_closed_eyesflushedrelievedsatisfiedgrin
    winkstuck_out_tongue_winking_eyestuck_out_tongue_closed_eyesgrinningkissingstuck_out_tonguesleeping
    worriedfrowninganguishedopen_mouthgrimacingconfusedhushed
    expressionlessunamusedsweat_smilesweatdisappointed_relievedwearypensive
    disappointedconfoundedfearfulcold_sweatperseverecrysob
    joyastonishedscreamtired_faceangryragetriumph
    sleepyyummasksunglassesdizzy_faceimpsmiling_imp
    neutral_faceno_mouthinnocent

Bài viết mới đăng trên website

Xem Tứ Trụ Nam 1994, Xem Tử Vi nam 1994, Xem màu sắc hợp nam 1994, Bát tự Nam 1994, Nam sinh năm 1994 tuổi Giáp Tuất Xem Tứ Trụ Nữ 1993, Xem Tử Vi nữ 1993, Xem màu sắc hợp nữ 1993, Bát tự Nữ 1993, Nữ sinh năm 1993 tuổi Quý Dậu Tứ Trụ Nam 1993, Xem Tử Vi nam 1993, Xem Tứ Trụ Nam 1993, Xem màu sắc hợp nữ 1993, Bát tự Nam 1993, Nam sinh năm 1993 tuổi Quý dậu Xem Tứ Trụ Nữ 1992. Xem Tử Vi Nữ 1992. Xem màu sắc hợp nữ 1992. Bát tự Nữ 1992, Nữ sinh năm 1992 tuổi Nhâm thân Xem Tứ Trụ Nam 1992, Xem Tử Vi nam 1992, Xem màu sắc hợp nam 1992, Bát tự Nam 1992, Nam sinh năm 1992 tuổi Nhâm thân Xem Tứ Trụ Nữ 1991, Nữ sinh năm 1991 tuổi Tân Mùi, Xem Tử Vi 1991, Bát tự Nữ 1991, Xem màu sắc hợp 1991 Xem Tứ Trụ Nam 1991, Nam sinh năm 1991 tuổi Tân Mùi, Xem Tử Vi 1991, Bát tự Nam 1991, Xem màu sắc hợp 1991 Xem tứ trụ Nữ 1990, Nữ sinh năm 1990 tuổi Canh Ngọ, Xem Tử Vi 1990, Bát tự Nữ 1990, Xem màu sắc hợp 1990 Xem Tứ Trụ Nam 1990, Nam sinh năm 1990 tuổi Canh Ngọ, Xem Tử Vi 1990, Bát tự Nam 1990, Xem màu sắc hợp 1990 Xem tứ trụ Nữ 1989, Tử vi Nữ sinh năm 1989 tuổi Kỷ Tị, Bát tự nữ 1989, Xem màu sắc hợp 1989 Xem tứ trụ Nam 1989, Tử vi Nam sinh năm 1989 tuổi Kỷ Tị, Bát tự nam 1989, Xem màu sắc hợp 1989 Xem tứ trụ Nữ 1988, Tử vi Nữ sinh năm 1988 tuổi Mậu thìn, Bát tự nữ 1988, Xem màu sắc hợp 1988 Xem tứ trụ Nam 1988, Tử vi Nam sinh năm 1988 tuổi Mậu thìn, Bát tự nam 1988, Xem màu sắc hợp 1988 Nữ sinh năm 1987 tuổi Đinh Mão, Xem Tử Vi 1987, Xem Tứ Trụ 1987, Bát tự nam 1987, Xem màu sắc hợp 1987 Nam sinh năm 1987 tuổi Đinh Mão, Xem Tử Vi 1987, Xem Tứ Trụ 1987, Xem màu sắc hợp 1987 Nữ sinh năm 1986 tuổi Bính Dần, Xem Tử Vi 1986, Xem Tứ Trụ 1986, Xem màu sắc hợp 1986 Nam sinh năm 1986 tuổi Bính Dần, Xem Tử Vi 1986, Xem Tứ Trụ 1986, Xem màu sắc hợp Nữ sinh năm 1985 tuổi Ất Sửu, Xem Tử Vi 1985, Xem Tứ Trụ 1985, Xem màu sắc hợp Nam sinh năm 1985 tuổi Ất Sửu, Xem Tử Vi 1985, Xem Tứ Trụ 1985, Xem màu sắc hợp 1985 Nữ sinh năm 1984 tuổi Giáp Tý Xem Tử Vi Xem Tứ Trụ Xem màu sắc hợp Nam sinh năm 1984 tuổi Giáp Tý, Xem lá số Tử Vi kết hợp Xem Tứ Trụ